Lưu ý khi chăm sóc cây tùng tháp

Được mệnh danh là loại cây dáng đẹp độc đáo giống như loài thông. Cây tùng tháp thường xuất hiện ở các dịp lễ giáng sinh, tết,vv. Đặc biệt, chúng hiện đang là cây trồng hàng đầu ở các khu nghỉ dưỡng, biệt thự,….. Vì tính tổng thể và dáng cây sang trọng mà ít loại thực vật mang lại. Ngoài ra, cây còn được dùng để trang trí ở nhiều khu vực và phù hợp với nhiều không gian khác nhau. Đó là lý do khiến nhiều cây tùng tháp ngày càng được ưa chuộng. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm về cây tùng tháp qua bài viết hôm nay nhé!

Giới thiệu về cây tùng tháp

Cây tùng tháp còn được biết đến với tên gọi cây duyên tùng, cây bút tùng, tùng kim,…Chúng là loài thực vật có nguồn gốc xuất xứ ở các nước Châu Á. Phân bố chủ yếu ở các quốc gia Trung Quốc Nhật Bản. Cây có tên khoa học là Sabina Chinensis, thuộc họ thực vật cupressaceae. Chúng bắt đầu xuất hiện ở nước ta được đã được một thời gian. Hiện nay, cây tùng tháp đang là một trong số những cây cảnh được ưa chuộng nhất trên thị trường.

Đặc điểm của cây tùng tháp

Đặc điểm hình thái của cây

Thân cây: Là thực vật thân bụi, trên thân có những đường nứt dọc. Cây có chiều cao trung bình từ 3-5m khi trưởng thành. Ở điều kiện thuận lợi, cây có thể cao tới 16-20m. Thân cân sở hữu một lớp vỏ sần sùi, màu nâu sậm khi về già. Khi còn nhỏ, tùng tháp khá dẻo dai và dễ uốn nắn. Thân cây có rất nhiều cành và khi bị thương sẽ chảy nhựa có mùi thơm nhẹ.

Lá cây: Có lá dạng lá kim, lá có màu xanh khi sờ vào sẽ cảm thấy xạp xạp. Lá mọc thẳng thắng và mọc thành từng chùm như hình tháp. Lá của cây tùng tháp ít khi rụng. Tán lá rộng cùng những chiếc lá dày đặc tạo thành các chóp vô cùng đẹp mắt.

Hoa: Tùng tháp là loài thực vật không có hoa. Cây chủ yếu được trồng để sinh lá, cành và tạo dáng.

Đặc điểm sinh thái

  • Là loài thực vật ưa sáng, có thế sống hoàn toàn dưới ánh sáng. Cây có khả năng chịu lạnh vô cùng tốt.
  • Tùng tháp không chịu được ngập úng
  • Là cây có thể sinh trưởng tốt trong các điều kiện khắc nghiệt như nắng nóng và băng tuyết.
  • Là loài không đòi hỏi sự chăm sóc quá nhiều và không hay bị sâu, bệnh hại.
  • Dễ thích nghi và sống được ở hầu hết các môi trường khí hậu và đất đai.
Cây tùng tháp dáng tree và lộ thân, cao 2m

Ứng dụng và lợi ích của cây tùng tháp

Một trong những ứng dụng hàng đầu của cây tùng tháp chính là làm cảnh. Chúng được trồng nhiều ở các công trình, khuôn viên, sân trường, nhà hàng, khách sạn,…. Tuy chúng không phải là loài có hoa, nhưng chúng lại vô cùng được ưa chuộng. Bởi dáng cây rất đẹp, thể hiện sự oai hùng làm toát lên vẻ đẹp tưới mới cho không gian.

Một điều khiến nhiều người thích trồng cây tùng tháp bởi vì cây ít khi rụng lá. Do vậy, có thể trồng cây ở nhiều nơi mà không lo ngại ảnh hưởng đến môi trường.

Ngoài ra, tùng tháp cũng dần trở thành một loại cây bonsai nhiều người ưa chuộng.

Đặc biệt trong một số nghiên cứu, tùng tháp còn có tác dụng như một vị thuốc. Chúng được ứng dụng trong một số phương thuốc để chữa một số bệnh.

Chúng tôi xin giới thiệu về : https://caycanhtrinhthap.com/ chuyên nghiệp nhất hiện nay 

Cách trồng chăm sóc cây tùng tháp

Cách nhân giống 

Cây tùng tháp được nhân giống chủ yếu theo 2 phương pháp. Phương pháp hữu tính là sử dụng hạt để nhân giống. Phương pháp vô tính là giâm cành, hom rễ, hoặc chiết cành.

Trên thực tế ít khi người ta sử dụng phương pháp gieo hạt vì khả năng bén rễ khá thấp.

Phương pháp giâm cành, chiết cành được sử dụng phổ biến hơn. Vì chúng có tỉ lệ sống cao và không tốn nhiều thời gian.

 

Cách trồng cây tùng tháp bằng giâm cành, chiết cành, hom rễ

  • Bước 1: Lựa chọn những cây khỏe, cành khỏe mạnh không mục nát để làm giống. Thời điểm mùa xuân là thời điểm giâm cành tốt nhất.
  • Bước 2: Sau khi giâm cành thành công, cành đã bén rễ đưa ra bầu để chăm sóc.
  • Bước 2: Chuẩn bị đất như sau: Trộn xơ dừa, phân hữu cơ và đất thịt theo tỷ lệ 2:2:6 để làm bầu. Sau đó tưới một ít nước vào để đất có độ ẩm.
  • Bước 3:  Để bầu cây dưới bóng râm hoặc che chắn cho cây trong 1 tháng đầu.
  • Bước 4: Khi cây đạt ở 30cm, phát triển tốt. Bạn có thể đưa cây ra ngoài trời. Cho đến khi cây cao khoảng 1m thì mới đưa cây ra chậu để trồng.

Lưu ý khi chăm sóc cây tùng tháp

  • Nước tưới: Là loài không thích tưới nước quá nhiều. Cây có khả năng chịu hạn tốt. Do vậy bạn chỉ cần tưới lượng nước vừa phải cho cây. Và tưới khoảng 2 ngày 1 lần là đủ
  • Đất trồng: Là loài cây có khả năng sinh trưởng vô cùng tốt. Chúng có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau. Tuy nhiên, đất pha thịt dinh dưỡng và thoát nước tốt vẫn là lựa chọn tốt nhất.
  • Ánh sáng: Tùng tháp là loại thực vật ưa sáng toàn phần. Do vậy yêu cầu ánh sáng của chúng là vô cùng cao. Đó là lý do hãy đặt cây ở những khu vực không bị che chắn.
  • Bón phân: DInh dưỡng cho cây là điều không thể bỏ qua. Tuy chúng không yêu cầu quá cao. Nhưng vì cây phát triển nhanh do vậy cần phải bổ sung đủ dinh dưỡng. Bạn chỉ cần bón định kỳ cho cây 2 năm/ lần là đủ để cây phát triển.
  • Cắt tỉa: Việc cắt tỉa có tác dụng rất lớn để tạo dáng cây. Chúng không những giúp dáng cây đẹp hơn mà còn ít bị sâu bệnh hơn.

Tổng kết 

Cây tùng tháp đã và đang được rất nhiều người yêu thích. Chúng không chỉ mang đến một không gian xanh mát mà còn vô cùng đẹp đẽ. Không chỉ vậy, chúng còn được trồng để mang lại giá trị kinh tế cho nhiều gia đinh. Vậy nên, nếu khu vườn của bạn có thể trồng được một loại cây có kích thước lớn. Tùng tháp chính là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt mua cây tùng tháp ngay hôm nay nhé.

You May Also Like

More From Author

+ There are no comments

Add yours